1 độ C bằng bao nhiêu độ F

1 độ C bằng bao nhiêu độ F luôn là là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi theo dõi những bản tin thời tiết hoặc sử dụng những thiết bị đo nhiệt độ. Bởi việc xác định nhiệt độ rất quan trọng đối với một số lĩnh vực trong đời sống. Vậy nên, trong bài viết dưới đây mylittlecupcakeblog.com chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách chuyển đổi thang đo nhiệt độ nhanh và đơn giản nhất.

I. Đôi nét về độ C, độ F

độ C sang độ F
Độ F và độ C là thang đo nhiệt độ phổ biến hiện nay

Để biết được cách đổi 1 độ C bằng bao nhiêu độ F, trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đôi nét về hai đơn vị đo nhiệt độ này.

1. Độ C là gì?

Độ C (ký hiệu là ºC) là một đơn vị đo nhiệt độ và được định nghĩa là điểm đóng băng của nước là 0 độ, điểm sôi của nước là 100 độ. Ngay nay, độ c được dùng là đơn vị đo chuẩn được sử dụng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo thang đo này, thân nhiệt của người bình thường là 37 độ C.

2. Độ F là gì?

Song song với độ C thì độ F cũng là đơn vị đo nhiệt độ, có ký hiệu là ºF . Độ F được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế, công nghiệp, dự báo thời tiết. Mặc dù hiện nay độ F không được sử dụng phổ biến nhưng tại Mỹ, Anh và một số quốc gia khác thì đơn vị này vẫn sử dụng rộng rãi.

Độ C là thang đo nhiệt độ động lực học với thời điểm nước đóng băng là 32 độ F và độ sôi của nước là 212 độ F. Hai mức này có sự chênh lệch nhau 180 độ cho nên 1 độ trên tháng độ F là 1/180 từ điểm đóng băng cho đến điểm nước sôi.

II. Cách đổi 1 độ C bằng bao nhiêu độ F đơn giản

Trong nhiều trường hợp chúng ta cần phải đổi độ C sang độ F để phục vụ cho việc tính toán. Vậy nên, nếu bạn muốn đổi 1 thang đo độ C sang độ F hoặc ngược lại thì hãy áp dụng một trong những cách dưới đây.

1. Chuyển đổi qua công thức chung

độ C sang độ F
1 độ C sẽ bằng 33.8 độ F
  • Đổi độ C sang độ F

Ta có công thức đổi độ C sang độ F như sau: °F = °C × 1.8 + 32.

Với công thức chung này, bạn chỉ cần thay giá trị độ C cần tính vào công thức và thực hiện phép tính là có thể đổi độ C sang F dễ dàng. Như trong bài viết này, bạn muốn biết 1 độ C bằng bao nhiêu độ F thì tính như sau: 1 độ C = ((1 x 1,8) + 32) độ F = 33,8 độ F. Như vậy, 1 độ C sẽ bằng 33.8 độ F.

  • Đổi độ F sang độ C

Ngược lại, có những lúc bạn cần phải đổi độ F sang độ C, thì áp dụng ngay công thức:  °C = (°F – 32) / 1.8. Từ công thức này, chúng ta có 1 độ F = (1 – 32)/1,8 = -17,22 độ C. Như vậy, 1 độ F sẽ bằng -17,22 độ C.

Ưu điểm của phương pháp đổi nhiệt độ dựa vào công thức là giúp người dùng hiểu rõ bản chất của hai thang đo này. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là khó tính toán, với những số liệu lớn thì cần đến sự trợ giúp của máy tính.

2. Sử dụng công cụ hỗ trợ Google

Đây được là cách giúp bạn đổi độ C sang độ F nhanh và chính xác hàng đầu. Theo đó, khi cần chuyển đổi nhiệt độ, bạn chỉ cần gõ trên công cụ tìm kiếm Google dòng “C to F” hoặc ngược lại “F to C” sau đó nhập con số cần đổi, chỉ trong tích tắc là bạn có ngay kết quả được hiển thị trên màn hình máy tính.

Ưu điểm của phương pháp này là nhanh và cực chuẩn xác. Tuy nhiên cách này chỉ được áp dụng khi máy tính, điện thoại của bạn có kết nối với Internet.

III. Giải đáp một số thắc mắc về độ F, độ C

Có thể thấy độ C là đơn vị đo nhiệt độ khá thông dụng, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều thắc mắc về ký hiệu này. Vì thế, chúng tôi đã tổng hợp lại và giải thích một số vấn đề thường gặp dưới đây.

1. Cách chuyển một số đơn vị đo nhiệt độ

độ C sang độ F
Việc chuyển đổi sang độ C sẽ giúp bạn tính toán thuận lợi hơn

Bên cạnh độ C, độ F thì trong thang đo nhiệt còn có độ K. Vậy nên, ngoài công thức 1 độ C bằng bao nhiêu độ F thì bạn hãy bỏ túi ngay công thức đổi độ C, F, K sau.

  • Công thức chuyển từ độ F sang độ K: °K = (°F – 32)/1.8 + 273.15
  • Công thức chuyển từ độ K sang độ F: °F = (°K – 273.15) × 1.8 + 32
  • Công thức chuyển từ độ K sang độ C: °C = K – 273.15
  • Công thức chuyển từ độ C sang độ K: K = °C + 273.15

2. Lợi ích của các loại thang đo nhiệt

Trong cuộc sống hiện nay, thang độ nhiệt độ C được sử dụng phổ biến và trực quan hơn. Các điểm mốc nhiệt đóng băng và sôi của nước gần gũi với con người hơn. Trong khi đó, điểm mút của thang đo theo độ F lại được đánh dấu bằng nhiệt độ đóng băng của hỗn hợp nước muối (loại nước này không phổ biến trong đời sống sinh hoạt của con người).

Hơn thế, trong các nghiên cứu khoa học thì việc dùng độ F cũng không thuận lợi bằng độ C. Ưu điểm của độ F là thang đo có nhiều mốc và nhiệt độ đo chính xác hơn độ C (bởi độ C cần dùng đến những chữ số thập phân sau dấu phẩy nhiều). Ví dụ như, sự chênh lệch giữa 30 độ F với 31 độ F sẽ tương đồng với sự chênh lệch giữa 12.1 độ C và 12.7 độ C. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không có ý nghĩa quá lớn bởi trong khoa học thường dùng số thập phân để tính toán.

3. Tại sao các nước vẫn dùng độ F?

1 độ C bằng bao nhiêu độ F
Người dân vùng Bắc Mỹ vẫn sử dung thang đo độ F

Hiện nay Mỹ là nước điển hình trong việc sử dụng độ F. Một trong những lý do giải thích cho việc này bởi hàng thế kỷ qua, người dân Bắc Mỹ vẫn luôn sử dụng thang đo độ F. Tuy vậy, do xu hướng toàn cầu hóa khi cả thế giới sử dụng thang đo độ C thì việc giữ bảng đo độ F sẽ gây ra những khó khăn, trở ngại cho những quốc gia này. Đó chính là nguyên nhân khiến các phép tính đổi độ C sang F được sử dụng.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết được độ F, độ C là gì cũng như công thức để đổi 1 độ C bằng bao nhiêu độ F nhanh nhất. Qua đó có thể sử dụng và theo dõi các chỉ số hiển thị trên những thiết bị đo nhiệt hiệu quả nhất.